Banner top
Menu portal
Giới thiệu
Hiển thị thể loại
Banner tin tức - sự kiện
Kế hoạch
Thi đua - Khen thưởng
Tổ chức đoàn thể
Chuyên môn
Công khai thông tin
Banner - Thông tin pháp luật
Banner - Thủ tục hành chính
Hiển thị nội dung bài viết

“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong trường Mầm non Quảng Hòa

03/10/2022
09:21:00
117

Trường MN Quảng Hòa thành lập từ năm 1992 đến nay, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ tập thể cán bộ giáo viên, đã đưa sự nghiệp giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển. Với 38 giáo viên, 12 nhân viên, Ban Giám hiệu nhà trường gồm 2 đồng chí. Đội ngũ giáo viên có trình độ, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy, thật sự tâm huyết với nghề, yêu thương, quý mến trẻ. Năm học 2022-2023, trường có 530 học sinh với 18 nhóm lớp.

Với diện tích 6.300 m2, nhà trường cơ bản đã chú trọng đến tổng thể khuôn viên, trang trí khoa học đẹp mắt, sinh động, đảm bảo mỹ thuật không gian xanh, trồng hệ thống cây bóng mát và hoa các loại. Để đảm bảo hài hòa, khoa học giữa không gian học tập, vận động, tìm hiểu sáng tạo của trẻ, Ban Giám hiệu nhà trường đã nghiên cứu quy hoạch thiết kế tổng thể các khu vực trong nhà trường. Với tiêu chí phân chia từng khu vực rõ ràng, khoa học, bố trí hợp lý, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, đặc biệt chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để kích thích tối đa cho trẻ hoạt động, nhà trường đã thiết kế khu phát triển vận động, khu khám phá khoa học ngoài trời, khu vườn trồng rau và tận dụng các khoảng không gian trong sân trường, quy hoạch, thiết kế đa dạng các mô hình vui chơi để kích thích trẻ tích cực trải nghiệm, khám phá.

Để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” thì môi trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của chuyên đề. Đến với môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nhà trường bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp. Khung cảnh đảm bảo thân, thiện, xanh, sáng, sạch, đẹp, an toàn.

Trường đã xây dựng môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời và môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong lớp. Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời và môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức và kỹ năng xã hội. Môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.

* Đối với môi trường vật chất ngoài lớp: Đến với môi trường ngoài lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá môi trường xã hội, trẻ được hòa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.

Trường luôn tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế phẩm.

Sân vườn có nhiều cây xanh, cây bóng mát, có bồn hoa, cây cảnh được bố trí hợp lý trước các lớp học và trong sân trường, có 2 vườn rau được tận dụng khoảng đất phía trái dãy nhà 2 tầng và phía sau dãy nhà cấp 4, bố trí phù hợp với khuôn viên, diện tích hiện có, những luống rau sạch luôn được cô và trẻ trồng và chăm sóc hằng ngày.

Có khoảng sân phía trước, trung tâm sân trường dành cho hoạt động tập thể và bố trí các khu vui chơi ngoài trời như: Khu vui chơi phát triền vận động của bé (tại khu PTVĐ trẻ được vui chơi với các đồ chơi, có nhiều đồ chơi, dụng cụ giáo viên tự làm bằng nhiều nguyên vật liệu phế liệu như chai nhựa, lốp xe hỏng…trẻ được trèo, bò, chạy nhảy, chui qua cổng, đu, đi trên ghế thể dục, ném bóng rổ, ném trúng đích, có nhiều trò chơi kích thích sự vận động của trẻ, trẻ được tập luyện cho đôi chân khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, phát triển cân đối hài hòa…. ), khu vui chơi với cát, nước, sỏi (trẻ được tiếp xúc với cát nước chơi các trò chơi câu cá, nơm cá, thả vật chìm nổi, đong, đúc xây nhà trên cát, sỏi…); Tại vườn cổ tích trẻ được tiếp xúc với các nhân vật, kể chuyện sáng tạo… Ngôi nhà chòi gần vườn cổ tích là góc “Bé cùng xem sách tranh”: ở đây cũng được các cô xây dựng bằng các phế liệu khác nhau tạo các hình ảnh thân thiện có tranh ảnh, sách truyện, rối…trẻ cùng nhau “đọc sách”, xem sách, kể chuyện…

Dưới sảnh cầu thang là góc Góc dân gian (Trẻ được trải nghiệm, được khám

phá, được chơi các trò chơi như: Nhảy dây, ô ăn quan, đánh thẻ, chồng nụ chồng hoa, chơi kéo co, trốn tìm…làm con trâu từ lá cây)

Phía tiền sảnh tầng 2 chúng tôi tận dụng để xây dựng góc “Bé tập làm họa sĩ” góc này giáo viên chuẩn bị nhiều đồ dùng, nguyên liệu, phế liệu bằng trí tưởng tượng của trẻ với thiên nhiên, với xã hội…để trẻ vẽ, nặn, xé dán, làm tranh sáng

tạo…giúp trẻ phát triển thẫm mỹ, rèn luyện các kỹ năng tạo hình…

Khoảng không gian lối hẻm nhỏ nối giữa dãy nhà cấp 4 và dãy nhà cao tầng chúng tôi thiết kế “Góc khám phá khoa học” trẻ được làm thí nghiệm, được khám phá thiên nhiên, khám phá nhiều kiến thức, kinh nghiệm khoa học, góc này giáo viên chuẩn bị các dụng cụ chăm sóc cây, những chậu nhỏ để trẻ gieo hạt, hạt đang từng ngày nảy mầm, trẻ được quan sát, theo dõi sự phát triển của cây từ hạt, cách chăm sóc, tưới nước cho cây hằng ngày. Trẻ còn được khám phá về sự kỳ diệu của nước như quy luật dòng chảy, tính chất của nước…phát triển các kỹ năng như đo lường,

đong đếm…

Trẻ đang hoạt động với gian hàng chợ quê, ở đây tạo cho trẻ cơ hội giao tiếp,

hình thành và rèn luyện kỹ năng xã hội, thông qua đó nhằm giúp trẻ tái tạo những hoạt cảnh của làng quê và trẻ hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam…

* Đối với môi trường vật chất trong lớp: Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong lớp, trường có các phòng nhóm, lớp đảm bảo yêu cầu về diện tích sử dụng, sắp xếp không gian hợp lý, thấm mĩ, thân thiện. Các trang thiết bị. đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác CSGD trẻ đảm bảo an toàn, vệ sinh. Các góc hoạt động trong lớp mang tính mở, được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ thay đổi, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và thực hành, trải nghiệm; Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ, có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện. Không gian đảm bảo ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên qua trải nghiệm, khám phá, khuyến khích trẻ hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Từ đó trẻ được hình thành các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hợp tác chơi với bạn, phát triển kỹ năng xã hội của bản thân. Đồng thời trẻ phát huy tính tích cực, chủ động giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

+ Góc học tập: Có nhiều đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu khác nhau màu sắc hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia nhằm ôn luyện, củng cố, phát triển nhận thức cũng như tạo ra cơ hội học tập khác. Ngoài ra, các cô giáo cũng đã gắn rất nhiều các hình ảnh hoạt động , có nơi cho trẻ chơi góc mở, trên các giá các cô giáo còn chuẩn bị rất nhiều đồ dùng học tập để trẻ trải nghiệm thực hành.

+ Góc nghệ thuật: Trang trí gần gũi với trẻ và theo sở thích của trẻ, trong góc có nhiều dụng cụ âm nhạc khác nhau, những trang phục biễu diễn như nón quai thao, đàn, sáo trúc, âm ly, micro, trống lắc, trống cơm,….Ngoài ra bằng các nguyên vật liệu khác trẻ thỏa sức tạo ra các sản phẩm tạo hình khác nhằm rèn luyện các kỹ năng khéo léo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tạo hình….. Góc chơi này được thể hiện rõ ở sản phẩm của trẻ.

+ Góc phân vai: Bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên có sẳn ở địa phương và với đôi bàn tay khéo léo của các cô giáo đã tạo thành nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn. Với những đồ chơi đó được các cô giáo sắp xếp, trang trí thành một mô hình trung tâm mua bán, mua sắm. Ở đây có đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, đây chính là góc mở có rất nhiều sản phẩm cho trẻ mua bán, trải nghiệm bao gồm những mặt hàng bánh kẹo, đồ dùng gia đình, phương tiện dụng cụ phục vụ chủ đề giao thông. Gian giữa trưng bày những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và vệ sinh hằng ngày. Bên phải gian hàng là phục vụ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày với đôi bàn tay khéo léo, đầu óc sáng tạo của các cô giáo đã tái tạo, trang trí thật sinh động. Ngoài ra các cô giáo cũng đã chuẩn bị nhiều các nguyên vật liệu để sẵn ở phía dưới cho trẻ để trẻ tự sáng tạo, tạo ra các sản phẩm theo sở thích của mình. Qua góc chơi, trẻ hình thành được kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng xã hội và các kỹ năng khác.

+ Góc xây dựng: Là một trong những góc chơi cần có những kỹ năng phối hợp,

liên kết chặt chẽ tạo nên những sản phẩm chung. Chúng tôi đã chuẩn bị các khối hình cây xanh, nhiều nguyên vật liệu và đồ dùng đồ chơi khác nhau để trẻ xây dựng nên ngôi nhà, ngôi trường, công viên và các công trình khác theo từng chủ đề theo sự tưởng tượng của trẻ.

+ Góc chơi các trò chơi dân gian: Trẻ được trải nghiệm, được khám phá, được chơi các trò chơi như: ô ăn quan, ném vòng cổ chai, đánh thẻ, chồng nụ chồng hoa. Được gắn gở, thay đổi các hình ảnh theo từng trò chơi mà trẻ thích…

*Đối với môi trường xã hội:

Môi trường xã hội hỗ trợ kích thích hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi, chơi mà học. Tạo không khí giao tiếp tích cực kích thích hứng thú hoạt động của trẻ, hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ, và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo, trẻ luôn được tôn trọng, khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

Các cô giáo luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất để các bậc phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Cung cấp những nội dung giáo dục ở lớp diễn ra hằng ngày, khuyến khích và tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ học sinh tiếp cận và trao đổi trực tiếp với giáo viên cần biết về cách chăm sóc, giáo dục trẻ.

Qua thực hiện phong trào “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đã có sự chuyễn biến mạnh mẽ về CSVC lẫn chuyên môn:

+ Đối với trẻ các cháu rất hứng thú hoạt động và hoạt động có hiệu quả rõ rệt, hình thành các kỹ năng tốt, trẻ hoạt động tích cực, đảm bảo “học bằng chơi, chơi mà học”.

+ Đối với cha mẹ trẻ, qua phong trào, cha mẹ trẻ nhận thấy rõ hơn sự quan tâm của cô giáo đối với trẻ; phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Đối với giáo viên qua việc thực hiện phong trào, tất cả các giáo viên trong toàn trường được tham quan và học hỏi lẫn nhau về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các giáo viên có thêm kinh nghiệm, kỹ năng trang trí, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm tiếp theo.

Có được môi trường như hôm nay chính là nhờ sự chỉ đạo của Sở GD& ĐT Quảng Bình, sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục đào tạo thị xã Đồn, sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể. Đặc biệt có sự phối hợp, hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần của các các bậc phụ huynh học sinh và sự cố gắng, tận tụy, sáng tạo của tập thể HĐSP nhà trường. Tuy nhiên so với các đơn vị bạn ở các địa bàn có điều kiện hơn thì Mầm non Quảng Hòa cần phải phấn đấu nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn nữa. Tăng cường hơn nữa công tác tham mưu xây dựng CSVC đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về chuyên đề xây dựng “Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh
Banner - Thư viện video
Banner - Tài nguyên
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo
Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình
Liên kết website
Footer

 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ: 118 Hùng Vương, phường Ba Đồn, TX Ba Đồn

Email: pgd_badon@quangbinh.edu.vn - Số điện thoại: 0523.512886/DĐ: 0912414522