Banner top
Menu portal
Giới thiệu
Hiển thị thể loại
Banner tin tức - sự kiện
Kế hoạch
Thi đua - Khen thưởng
Tổ chức đoàn thể
Chuyên môn
Công khai thông tin
Banner - Thông tin pháp luật
Banner - Thủ tục hành chính
Hiển thị nội dung bài viết

XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

28/03/2023
03:36:00
238

1. Lí do chọn biện pháp

Tháng 4 năm 2019 Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”.Tại đây, công đoàn ngành đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Tuy nhiên thực tế hiện nay tại các trường học vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Một số tệ nạn xã hội như ma túy, thuốc lá điện tử hay bạo lực học đường vẫn còn len lỏi vào trường học. Tỉ lệ học sinh chán nản, mệt mỏi và chưa hài lòng khi đến trường ngày càng tăng.

Đầu năm học này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6B với tổng số lượng là 43 em học sinh. Trường học được đóng trên địa bàn vùng trung tâm của thị xã có sự phát triển kinh tế cao. Mặc dù vậy, nhưng đây là lớp học đầu cấp - các em đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, môi trường học tập mới, phương pháp dạy học mới, bạn mới, thầy cô mới, bố mẹ đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, hoàn cảnh kinh tế cũng khác nhau,...các em chưa tìm thấy niềm vuikhi đến trường, đến lớp.

Vì thế để xây dựng trường học hạnh phúc thì trước hết phải xây dựng những lớp học hạnh phúc. Một lớp học hạnh phúc thì người giáo viên chủ nhiệmđóng vai trò vô cùng quan trọng.

Từ trăn trở đó, bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng biện pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệmvới mong muốn mang đến môi trường học tập, phát triển lý tưởng cho các em. Đồng thời góp phần vào mục tiêu xây dựng “trường học hạnh phúc” mà Nhà trường nói riêng và ngành Giáo dục nói chung đang hướng đến.

2.2.Mục đích của biện pháp

- Mang tới một không gian an toàn cả thể chất lẫn tinh thần cho học sinh học tập và rèn luyện.Các em tìm thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc khi tới trường, tới lớp. Từ đó sẽ có động lực, sự hứng thú để học tập.

- Các em được thỏa sức sáng tạo, theo đuổi đam mê và phát triển bản thân theo hướng tích cực. Hình thành, bồi dưỡng những phẩm chất cho học sinh: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Góp phần vào mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc mà ngành Giáo dục đang hướng đến.Bản thân người giáo viên có điều kiện tự nhìn nhận, đánh giá lại phương pháp giáo dục của mình, khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở những năm học tiếp theo.

    1. .Cách thức tiến hành

2.3.1.Bước 1: Khảo sát tâm lý học sinh

Tại trường THCS Nguyễn Hàm Ninh với mong muốn nắm bắt được cảm xúc suy nghĩ của các em học sinh.Tôiđã tiến hành khảo sát tâm lý bằng phiếu không ghi tên tại lớp chủ nhiệm nơi tôi công tác và nhận được kết quả như sau:

 

Kết quả khảo sát tâm lý 43 Học sinh lớp 6B qua Phiếu khảo sát:

Nội dung khảo sát

Mức độ

Rất hào hứng

Bình thường

Thỉnh thoảng

Em cảm thấy hào hứng khi đến trường không?

12 em – 27,9%

14 em – 32,6%

17em– 39,5%

hlkjhljl

 

Em có thường chia sẻ khó khăn, vướng mắc với giáo viên chủ nhiệm không?

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

12 em – 27,9%

15 em – 34,9%

16 em– 37,2%

 

 

Em có hài lòng về sự tôn trọng của bạn bè trong lớp với nhau không?

Rất hài lòng

Bình thường

Chưa hài lòng

8em – 18,6 %

15 em – 34,9%

20 em –46,5%

          Qua kết quả khảo sát trên bảng cho thấy các em chưa thật sự hào hứng và hài lòng khi đến trường. Mặt khác, các em chưa thoải mái với các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô. Rất nhiều em không thích tham gia các hoạt động tập thể vì thiếu tự tin. Từ đó dẫn tới nhiều em học sinh chán nản không tập trung, các tiết giảng của thầy cô chưa hứng thú, tự ti về năng lực học với các bạn không biết chia sẻ cùng ai…điều đó làm cản trở đến hiệu quả của hoạt động giáo dục.

3.2.Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng lớp học hạnh phúc , thông qua Ban giám hiệu nhà trường và Giáo viên bộ môn.

          Qua kết quả khảo sát và thực trạng của học sinh lớp 6B, tôi nhận thấy việc xây dựng một lớp học hạnh phúc là điều cần thiết. Chính vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình trước Ban giám hiệu và xin ý kiến chỉ đạo.

Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch với các nội dung như sau:

          Nội dung 1: Tạo hứng thú trong các tiết sinh hoạt lớp

KẾ HOẠCH LỒNG GHÉP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CỦA LỚP 6B

NĂM HỌC: 2022- 2023

Thời gian

Nội dung

Người thực hiện

Điều chỉnh

Tháng 9

Xây dựng kế hoạch “Nội quy lớp học hạnh phúc” triển khai đến tất cả học sinh lớp 6B

Giáo viên

Học sinh

 

Tháng 10

Lập kế hoạch tổ chức điều hành diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp”

Ban cán sự lớp

Các bạn học sinh

 

Tháng 11

Chia sẻ về chủ đề “Tham gia giao thông an toàn” và “Chống bạo lực học đường”

Tất cả học sinh lớp 6B

 

Tháng 12

Chia sẻ về giao tiếp trên mạng xã hội và giao tiếp phù hợp lứa tuổi.

Tất cả học sinh lớp 6B

 

Tháng 1

Chia sẻ về kỹ năng giải quyết những vấn đề thường gặp và nảy sinh trong gia đình

Tất cả học sinh lớp 6B

 

Tháng 2

Chia sẻ việc thực hiện hành vi có văn hóa nơi công cộng.

Tất cả học sinh lớp 6B

 

Tháng 3

Chia sẻ về việc làm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Trưng bày triển lãm và giới thiệu sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tác chế.

Tất cả học sinh lớp 6B

 

Tháng 4

Chia sẻ về việc tìm hiểu về nghề truyền thống

Tất cả học sinh lớp 6B

 

Tháng 5

Cam kết thực hiện kì nghỉ hè vui, bổ ích, an toàn.

Tất cả học sinh lớp 6B

 

 

            Người lập kế hoạch

 

  Giáo viên chủ nhiệm

 

         

Nội dung 2: Chuẩn mựctrong ứng xử của giáo viên với học sinh

Nội dung 3: Xây dựng  phong trào thi đuaHoa đáng khen trong lớp học.

Hoàn thiện bản kế hoạch với sự đồng tình, nhất trí caocủa Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên bộ môn .

3.3.Bước 3: Tiến hành thực hiện kế hoạch hoạt động để xây dựng “lớp học hạnh phúc”.

* Tạo hứng thú trong các tiết sinh hoạt lớp.

Đối với lớp 6B tôi đã đổi mới cách thức, nội dung tổ chức sinh hoạt đầu giờ và cuối tuần thay vì sự lặp đi lặp lại các hoạt động truy bài, ca hát, đọc sách ở  sinh hoạt đầu buổi. Hay việc nhận xét tổng kết đánh giá một cách rập khuôn đơn điệu cứng nhắc ở sinh cuối tuần.Tôi đã lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh về đạo đức, trau dồi bồi dưỡng cho học sinh những truyền thống yêu quê hương đất nước. Đồng thời rèn luyện kỹ năng giao tiếp; hợp tác, chia sẻ; ứng phó với những tai nạn đuối nước, giao thông; hay nạn xâm hại tình dục...

Với thời gian đầu buổi tôi thường tổ chứccho các em đố vui,xem các video về những danh nhân nổi tiếng trên thế giới, đôi khi lắng nghe những bản nhạc du đầy ý nghĩa để tạo tâm thế hứng khởi và tinh thần thoải mái cho các em trước khibước vào những tiết học tiếp theo.

Ví dụ gần đây nhất tôi cho học sinh xem những hình ảnh đau thương mà thế giới phải gánh chịu do dịch Covid 19. Từ những hình ảnh không chỉ tuyên truyền việc phòng chống dịch bệnh mà còn gửi gắm bài học về giá trị của sự sống cho các em.     

Đối với tiết sinh hoạt cuối tuần, tôi áp dụng nhiều hình thức khác nhau nên đây là khoảng thời gian được rất nhiều học sinh chờ đợi. Khoảng mười phút đầu tôi thường xây dựng kế hoạch cho Ban cán sự lớptự chuẩn bị nội dung sơ kết đánh giá các hoạt động trong tuần, bàn bạc về kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ tuần tới. Sôi nổi nhất khi cô trò bàn đến việc chuẩn bị cho các nội dung lồng ghép như: Nên chọn chủ đề nào, nội dung nào, tổ chức hoạt động ra sao, chọn hình thức nào, trò chơi, văn nghệ, thể thao, thi giải câu đố, hái hoa dân chủ...

Ví dụ như tiết hoạt động trải nghiệm, hướng nghiêp hôm 11/02/2023 cô trò chúng tôi chọn lồng ghép sinh hoạt lớp với sinh hoạt chủ đềMừng Đảngmừng Xuân. Qua hoạt động này, tôi nhận thấy ngay từ khâu chuẩn bị các em đã được hình thành năng lực tự xây dựng kế hoạch, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, được rèn các kĩ năng như phân tích, tổng hợp, trau dồi khả năng nhìn nhận, đánh giá... Các em thực sự là người chủ động xây dựng kế hoạch, tôi chỉ là người góp ý, định hướng.

Ngoài ra tôi còn tổ chức các gameshow “Ai là triệu phú”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Ô chữ bí mật”...Một số tiết tôi cho học sinh đóng vai, thực hiện một số hoạt cảnh về các chủ đề cho sẵn từ đó bồi đắp thêm cho các em những truyền thốngtốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Để tạo động lực cho các em sau mỗi đợt thi đua tôi thường vinh danh, khen thưởng động viên khuyến khích trao những món quà nhỏ cho tổ, nhóm hoặc cá nhân xuất sắc. Ngoài ra còn có thư khen ngợi dành riêng cho gương người tốt việc tốt tiêu biểu.

Sự đổi mới, sáng tạo trong tiết sinh hoạt đã tạo nhiều chuyển biến tích cực cho lớp học. Mối quan hệ giữa cô và trò, bạn bè với nhau trở nên khăng khít gần gũi hơn. Bản thân giáo viên chủ nhiệm càng thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và sở thích năng khiếu của từng em để từ đó định hướng cho các em có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với ngành nghề trong tương lai. Bạn bè trong lớp đoàn kết, yêu thương chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau. Các em thay đổi về nhận thức và hành động. Biết làm chủ cảm xúc, tránh những xung đột không đáng có, tìm thấy niềm vui trong chính lớp học của mình. Để rồi từ đó giáo viên chủ nhiệm và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc khi được đến lớp mỗi ngày.

* Chuẩn mựctrong ứng xử với học sinh.

Ngay khi nhận lớp thông qua hồ sơ học sinh thì lớp 6B có nhiều bạn thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, nhiều bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các em trong lớp mỗi em một tính cách, chưa đồng đều sở thích, suy nghĩ cũng khác nhau.

Từ đó tôi thường xuyên hơn luôn hỏi han trò chuyện với các em để các em bớt rụt rè và cảm thấy không còn khoảng cách với giáo viên.

Những lúc rảnh rỗi tôi đã đến tận nhà để và động viên tinh thần các em. Mục đích là tôi muốn thấu hiểu hoàn cảnh của các em hơn. Từ đó tìm ra điểm chung giữa giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh.

Ngoài ra để nắm bắt được tâm tư suy nghĩ của tất cả các em học sinh trong lớp thì tôi đã tiến hành xây dựng một hộp thư Điều em muốn nói. Hằng ngày các em tự chia sẻ và góp ý thông qua những bức thư để cuối tuần giáo viên chủ nhiệm tập hợp, nắm bắt và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh lớp mình. Từ đó chính bản thân tôi bắt đầu điều chỉnh cách ứng xử, giao tiếp với học sinh một cách cởi mở, nhẹ nhàng, khéo léo và tôn trọng các em nhiều hơn.

Một lớp học sẽ trở nên hạnh phúc khi giáo viên chủ nhiệm tôn trọng học sinh. Giáo viên đối xử công bằng với tất cả các em, tôn trọng giá trị tự thân mà mỗi các em có được. Các em được thảo luận, bàn bạc đóng góp ý kiến liên quan tới những công việc chung của tập thể. Được thỏa sức sáng tạo, theo đuổi đam mê dưới sự theo dõi, chỉ bày của giáo viên chủ nhiệm.

“Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”, mỗi người giáo viên chủ nhiệm yêu thương và tôn trọng các em thì sẽ gặt hái được quả ngọt. Tình cảm, mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh trở nên khăng khít. Để rồi niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được san sẻ. Các em sẽ có hứng thú, động lực để đến lớp, đến trường mỗi ngày.

*Xây dựng phong trào thi đuaHoa đáng khen trong lớp học.

          Hằng năm nhà trường và liên Đội phát động các phong trào thi đua như:Văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, phong trào trường khang trang - lớp thân thiện, phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực…thì tôi đã sáng tạo phát động phong trào thi đua trong các tổnhóm như là thi kể chuyện, dành nhiều bông hoa điểm tốt, mỗi ngày làm một việc tốt…. Là một giáo viên chủ nhiệm tôi nhận thấy những hoạt động này có tác động rất lớn tới nhận thức, hành động của các em. Chính vì lẽ đó mà tôi tập trung khá nhiều tâm huyết trong các hoạt động này.

Tôi khuyến khích, động viên các em tham gia trên tinh thần tự nguyện phù hợp với sở thích, năng lực của các em. Tạo phong trào thi đua hăng say, sôi nổi giữa các cá nhân và các nhóm trong lớp. Trong quá trình tập luyện tôi luôn giữ vai trò cố vấn, hỗ trợ học sinh hoàn thành tốt kế hoạch đã được thống nhất từ trước. Thường xuyên động viên, cỗ vũ và tạo bầu không khí thân thiện, đoàn kết.

Mặt khác luôn khơi gợi đam mê, sáng tạo của mỗi cá nhân, tôn trọng và tin tưởng vào các em để tạo động lực lớn cho các em phát huy khả năng của bản thân.

Thông qua một số hoạt động trên tôi nhận thấy học sinh lớp tôi phát triển được phẩm chất năng lực và rèn được kỹ năng sống. Có những em vốn dĩ rụt rè giờ mạnh dạn và hòa đồng hơn với các bạn. Các em thấy bản thân mình thực sự làm được những việc có ý nghĩa. Phát hiện năng khiếu, sở thích của nhiều em thông qua các hoạt động. Tinh thần đoàn kết, chia sẻ với nhau nhiều hơn, các em không còn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng trong chính lớp học của mình. Tiếng cười đùa thay thế cho những hờn giận, ghét bỏ. Tất cả những điều đó đã góp phần rất lớn để tôi tạo dựng “Lớp học hạnh phúc” như mong muốn của bản thân và các em học sinh.

 

 

3. Kết quả đạt được.

Sau khi thực hiện biện pháp“Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi  đã có sự thay đổi rõ rệt.Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc, kĩ năng ứng phó...linh hoạt hơn. Bản thân tôi cũng cảm thấy tự tin hơn trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Đặc biệt các em đã cảm nhận được tình cảm, sự yêu thương giữa cô và trò, giữa bạn bè với nhau. Không khí lớp học trở nên thoải mái, gần gũi, và đầy sự sẻ chia.

Kết quả được thể hiện trong cuộc khảo sát thực tế tâm lý học sinh và chất lượng cuối học kì I năm học 2022-2023 như sau:

 

Mức độ hào hứng khi đến trường Mức độ chia sẻ khó khăn

vướng mắc với GVCN


  Mức độ hài lòng mối quan hệ giữa bạn bè


 

Qua kết quả trên ta có thể thấy rõ sau khi áp dụng biện pháp học sinh tham gia các hoạt động tập thể sôi nổi và hiệu quả. Kết quả khảo sát thực tế tâm lý học sinh, và chất lượng cuối học kì cho thấy.

 

 + Tỷ lệ học sinh cảm thấy hào hứng, vui vẻ khi đến trường tăng vượt trội ( chiếm 79 %);

+ Khả năng chia sẻ các vấn đề với bạn bè, thầy cô cũng thường xuyên hơn ( chiếm 77%)

+  Mối quan hệ giữa bạn bè trong lớp được cải thiện. Các bạn cởi mở hơn, biết quan tâm và chia sẻ cùng nhau những khó khăn vướng mắc trong học tập. Không có tình trạng phân biệt, kỳ thị hay đố kỵ lẫn nhau. Có 33/43 em cảm thấy rất hài lòng với mối quan hệ giữa bạn bè trong lớp ( chiếm 77%)

Tất cả những thay đổi theo hướng tích cực đó đã cho thấy các em tìm thấy niềm vui, ý nghĩa ở môi trường giáo dục. Các em được “an toàn, yêu thương, tôn trọng” ngay trong chính lớp học của mình.

Quả đúng như vậy,  muốn xây dựng lớp học hạnh phúc, bản thân người giáo viên chủ nhiệm cần phải tâm huyết với nghề, không ngại khó khăn, kiên trì với mục tiêu kế hoạch đặt ra.Từ những trải nghiệm thực tế trong quá trình áp dụng biện pháp tại lớp học, bản thân tôi đã cảm thấy mình trở nên gần gũi với học sinh hơn, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tôi cảm thấy học sinh mình cởi mở, mạnh dạn sẽ chia và hòa đồng cùng các bạn. Đặc biệt tinh thần đoàn kết hợp tác được phát huy. Kết quả học tập cũng vượt trội hẳn.

Trên đây là kết quả của bản  thân tôi sau một thời gian thực hiện biên pháp. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để biện pháp được hoàn thiện hơn, có cơ hội áp dụng rộng rãi trong các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Bản thân tôi sẽ tiếp tuc phát triển ý tưởng của mình để dự ánđưa mô hình trường học hạnh phúc được lan toả, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

                                                            Ba Đồn, ngày 15 tháng 12 năm 2022

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh
Banner - Thư viện video
Banner - Tài nguyên
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo
Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình
Liên kết website
Footer

 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ: 118 Hùng Vương, phường Ba Đồn, TX Ba Đồn

Email: pgd_badon@quangbinh.edu.vn - Số điện thoại: 0523.512886/DĐ: 0912414522