Banner top
Menu portal
Giới thiệu
Hiển thị thể loại
Banner tin tức - sự kiện
Kế hoạch
Thi đua - Khen thưởng
Tổ chức đoàn thể
Chuyên môn
Công khai thông tin
Banner - Thông tin pháp luật
Banner - Thủ tục hành chính
Hiển thị nội dung bài viết

Một số biện pháp phát huy vai trò ban cán sự lớp trong việc xây dựng nền nếp học tập của lớp chủ nhiệm

28/03/2023
03:44:00
276

1. Tên biện pháp: Một số biện pháp phát huy vai trò ban cán sự lớp trong việc xây dựng nền nếp học tập của lớp chủ nhiệm

2. Nội dung biện pháp

2.1. Lí do chọn biện pháp

Trong xu thế hòa nhập với cộng đồng thế giới, những chủ nhân tương lai của đất nước không thể là con người thụ động mà thực sự phải là con người năng động, sáng tạo, biết làm chủ mình, tự giác, tự quản và kỷ luật ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là một thành quả ban đầu giúp các em sau này ra đời tiếp cận với môi trường xã hội rộng lớn một cách dễ dàng, đầy tự chủ hơn.

Để làm được điều đó, cần có vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Vậy giáo viên chủ nhiệm phải làm gì để giúp các em?

Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, chăm sóc, ân cần chỉ dạy các em trong lớp sự mạnh dạn, tự tin và khả năng tự quản tốt. Đối với ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các emcách quản lí lớp và biết yêu thương, chia sẻ, quan tâm tới các bạn trong lớp. Do đó, vai trò của ban cán sự lớp rất quan trọng trong việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập ở trường.

Năm học 2021 - 2022, tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 6C.Đây là lớp đầu cấp học, các em bắt đầu tiếp cận với trường mới, bạn mới, thầy cô mới. Các em còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè. Vì thế là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi không những phải chỉ dẫn các em rất nhiều trong tất cả các hoạt động tập thể. Mà còn uốn nắn những em chưa có ý thức tự giác tốt trong học tập cũng như trong rèn luyện. Lớp chưa có nền nếp tự quản tốt mặc dù giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm, nhắc nhở.

Các em không biết tự ý thức truy bài lẫn nhau, thậm chí còn gây ồn ào hoặc lén ăn hàng trong thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ; chưa tự giác trong công tác lao động vệ sinh; cách tổ chức sinh hoạt lớp còn lộn xộn.

Vì thếvới mười tám năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực để quản lý, tổ chức và kiểm tra các hoạt động của cá nhân cũng như tập thể lớpcó quyết định rất nhiều đến thành công hay thất bại trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn viết báo cáo biện pháp: “Một số biện pháp phát huy vai trò ban cán sự lớp trong việc xây dựng nền nếp học tập của lớp chủ nhiệm”.

2.2.Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp là phát huy vai trò ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm nhằm xây dựng nền nếp học tập,phong trào thi đua; các cuộc vận động và hoạt động ngoại khóa.Từng bước giúp các em xây dựng ý thức tự quản, kỷ luật và tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh.

Từ đó, tôi đưa ra kế hoạch cụ thể với các giải pháp sát thực tế điều kiện hoàn cảnh của lớp, của trường, làm cho chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở lớp được nâng lên.

2.3. Cách thức tiến hành

2.3.1. Tìm hiểu từng học sinh

Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững tâm sinh lí, nhu cầu, nguyện vọng, ước mong, khả năng trình độ của học sinh, nắm vững hoàn cảnh sống, những tác động của gia đình, mối quan hệ xã hội, bạn bè của học sinh. Vì vậy, sau khi được phân công chủ nhiệm lớp 6C, tôi tìm hiểu từng học sinh lớp mình ở giáo viên chủ nhiệm cấp Tiểu học; tìm hiểu ban cán sự lớp ở cấp Tiểu học. Nhưng lớp tôi chủ nhiệm không có em nào làm ban cán sự lớp ở cấp Tiểu học.

     Vì thế ngày đầu cô trò gặp nhau, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước tập thể lớp. Thông qua đó, nhiều em chứng tỏ được năng lực của mình. Sau đó, tôitìm hiểu học sinh qua các tài liệu liên quan: Xem học bạ, sơ yếu lí lịch, nhận xét của GVCN cấp Tiểu học. Đây là tài liệu đáng tin cậy ban đầu giúp tôi nhận biết và phân loại học sinh.

Để tìm hiểu kĩ học sinh hơn, tôi đã phát phiếu tìm hiểu thông tin.

     Qua việc tìm hiểu trên, tôi có thể lựa chọn được những em có năng lực quản lí lớp để bầu ra ban cán sự lớp.

2.3.2. Bầu ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp

* Bầu ban cán sự lớp

  1. tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh dạn và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ quản lý lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp.

Khi đã xác định, thống nhất được một số học sinh phù hợp tôi tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm.

Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn. Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền “dân chủ” của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.

Sau khi lựa chọn được ban các sự lớp, tôi bắt đầu cho các em tự phân chia chức danh dưới sự cố vấn của mình, lớp trưởng không hẳn là người học giỏi nhất lớp nhưng phải là người được đa số phiếu tán thành, có kinh nghiệm làm lớp trưởng và đặc biệt phải là thành viên năng nổ nhất trong ban cán sự lớp.

Sau khi bầu cử và chọn được ban cán sự lớp, tôi mời ban cán sự lớp ra mắt trước tập thể lớp để các em thấy tự hào và hãnh diện vì được các bạn tín nhiệm; đó cũng là động lực để các em sẽ cố gắng thể hiện năng lực của mình trong vai trò, vị trí mới ở trường, ở lớp.

*Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp

Khi đã có bộ máy điều hành, tôi tiến hành phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị trí. Đảm bảo mỗi em trong ban cán sự nhận thức được vị trí, trách nhiệm (nội dung công việc) của mình.

Tôi đã phân công trách nhiệm cho từng vị trí trong ban các sự lớp 6C, năm học 2021 - 2022:

 *Lớp trưởng Trần Thị Hà My: Là người chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp. Cụ thể:

Theo dõi lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường.

Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy định, nội quy về học tập và rèn luyện. Xây dựng và thực hiện nền nếp tự quản trong lớp.

Chủ trì các tiết sinh hoạt cuối tuần cũng như các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện.

*Lớp phó học tập Trần Gia Huy: Phụ trách toàn bộ mảng học tập của lớp.

Theo dõi nền nếp học tập chung, đôn đốc việc học bài cũ, làm bài tập.

Theo dõi thời khóa biểu, lịch thi, kiểm tra để nhắc nhở cả lớp thực hiện.

Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, những buổi truy bài lớp phó học tập kiểm tra việc chuẩn bị bài mới, làm bài tập và học bài cũ của các bạn trong lớp một cách nghiêm túc.

Thường xuyên trao đổi với giáo viên trong việc giúp đỡ các bạn học chậm để kịp thời kèm cặp và cử người kèm cặp.

*Lớp phó lao động Trần Khánh Hà:

          Phân công công việc lao động trong và ngoài lớp.

          Cử trực nhật, đôn đốc và tổng hợp đánh giá thi đua vào cuối tuần.

*Lớp phó văn thể mỹ Đàm Nguyễn Hà My:

          Chọn bạn có năng khiếu để tham gia văn nghệ do trường tổ chức.

Tập các bài hát cho cả lớp trong các tiết sinh hoạt đầu buổi và cuối tuần.

*Các tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi, ghi chép điểm thi đua của từng thành viên trong tổ. Tổng hợp, báo cáo kết quả cho lớp trưởng vào thứ 7 hàng tuần để xếp loại thi đua.

*Các tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng.

2.3.3. Bồi dưỡng ban cán sự lớp

Sự trưởng thành của mỗi tập thể học sinh gắn liền với hoạt động của ban cán sự lớp đó. Một tập thể học sinh chỉ trở nên vững mạnh khi có ban cán sự lớp mạnh. Tôi đã bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp qua một số giải pháp sau:

Phối hợp với nhà trường, liên đội để tổ chức nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng, nâng cao năng lực cho đội ngũ ban cán sự lớp.

Tôi là người cố vấn, hỗ trợ đội ngũ cán sự lớp tự quản giúp các em thực hiện tốt hoạt động của mình.

Tôi hướng dẫn cho ban cán sự lớp cách viết sổ theo dõi hằng ngày. Ghi lại những bạn đi học trể, vắng học không có lí do, không học bài và làm bài tập, chưa thực hiện đúng quy định của đội, thường xuyên không tự giác lao động vệ sinh để phê bình cuối tuần. Tuyên dương những bạn chăm chỉ, siêng năng trong học tập và có ý thức tốt về các quy định của trường, của lớp. Để đảm bảo được sự công bằng trong việc xếp loại cuối tuần, cuối tháng, cuối năm.Như vậy, ban cán sự lớp có thể theo dõi chặt chẽ các mặt hoạt động của học sinh trong lớp.

Giáo viên chủ nhiệm vắng mặt trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt tập thể để tạo điều kiện, cơ hội cho ban cán sự lớp phát huy hết khả năng tự quản, đồng thời xây dựng uy tín, quyền hạn, nhiệm vụ.

2.3.4. Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của ban cán sự lớp qua các hoạt động của trường, của lớp

Công việc này thời gian đầu tôi thường xuyên bám sát lớp vào đầu buổi học, giữa các tiết và cuối buổi học để rèn cho học sinh tính tổ chức kỷ luật: Làm vệ sinh trong lớp và ngoài khu vực được phân công, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng quy định từng ngày, nghe hiệu lệnh trống để vào học đúng quy định mỗi khi ra vào giữa các tiết học, dọn vệ sinh lớp và xếp bàn ghế trước khi ra về giúp các em nhận thức đúng vấn đề. Trên cơ sở đó, các em sẽ thực hiện một cách tự giác.

Cụ thể trong năm học 2021 – 2022, nhờ việc chọn được đội ngũ cán sự lớp: Lớp trưởng là em Trần Thị Hà My, lớp phó học tập em Trần Gia Huy, lớp phó lao động em Trần Khánh Hà, lớp phó văn nghệ em Đàm Nguyễn Hà My… tôi đã rất thành công trong công tác chủ nhiệm, nhiều khi giáo viên chủ nhiệm do một số lý do nào đó không đến đầu buổi để trực tiếp quản lý đôn đốc các em nhưng các em vẫn hoàn thành tốt công việc học tập và rèn luyện cũng như nhắc các bạn trong lớp nghiêm túc thực hiện đúng nội quy, quy định của trường, của lớp.

Tôi đã hướng dẫn ban cán sự lớp làm việc để các em phát huy khả năng lãnh đạo của mình:

Về nền nếp kỉ luật: Lớp trưởng theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp: Điểm danh và ghi rõ sĩ số của lớp, số bạn vắng vào sổ theo dõi hàng ngày; điều khiển các bạn xếp hàng chào cờ và thể dục giữa giờ và các hoạt động tập trung toàn trường khác. Tuyệt đối tuân thủ quy định của nhà trường.

Về nền nếp học tập: Trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, buổi truy bài lớp phó học tập tổ chức học bài theo nhiều hình thức phong phú thông qua các tổ trưởng để theo dõi tinh thần, thái độ học của các bạn; điều khiển lớp khi lớp trưởng vắng. Tổ trưởng theo dõi sát việc học bài, chuẩn bị bài ở nhà và ở lớp của các tổ viên để kịp thời nhắc nhở và báo cáo với lớp phó học tập.

Về phong trào thi đua: Ban cán sự lớp là những người tiên phong tích cực khuyến khích và tạo điều kiện cho các bạn trong lớp tham gia vào hoạt động tập thể. Đồng thời cán sự lớp cần phải phối hợp với nhau để đưa ra kế hoạch triển khai cho lớp cùng nhau thực hiện.

Về hoạt động ngoại khóa: Phân chia lớp thành nhiều đội nhóm và phân công nhóm trưởng để dễ dàng kiểm soát tăng cường cho các bạn hoạt động vui chơi lành mạnh và kết nối với nhau để tạo ra một tập thể hùng mạnh và có những buổi ngoại khóa thành công và vui vẻ.

2.3.5. Tổ chức khen thưởng công khai, khiển trách nhẹ nhàng

       Khen thưởng ban cán sự lớp là hình thức tạo động lực cho các em để các em tích cực hơn trong hoạt động của mình và tạo niềm vui sự phấn khởi tự hào về bản thân để kích thích các em không ngừng nâng cao và phát triển bản thân hoàn thiện và đa dạng hơn.

Trong mọi hoạt động, ban cán sự lớp cũng như những em khác tích cực và có tiến bộ tôi thường giành tặng các em những lời khen ngợi, động viên, vào những dịp đặc biệt. Tôi còn tặng các em những món quà nhỏ trước tập thể lớp.

Cuối tháng, tôi cho các em bình chọn “Tổ trưởng giỏi” của tháng. Tổ nào thực hiện tốt thì tổ trưởng được bầu là Tổ trưởng giỏi. Tổ nào thực hiện chưa tốt thì tổ trưởng tổ khác chỉ ra khuyết điểm và giáo viên nhắc nhở nhẹ nhàng trước lớp để các em cố gắng phấn đấu ở tuần sau. Điều này khích lệ tinh thần làm việc mang tính thi đua của các tổ trưởng.

2.3.6. Thấu hiểu, lắng nghe và chia sẻ

Ban cán sự lớp cũng như những học sinh khác, các em đều có những tâm tư nguyện vọng hoặc những vấn đề riêng của mình khi đóng vai trò là nhân tố hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm. Chính vì vậy, tôi thường xuyên đối thoại và quan tâm đến các em để lắng nghe những ý kiến đóng góp; những vấn đề phát sinh vượt quá mức quản lý và kiểm soát của các em; để kịp thời đưa ra các giải pháp giúp đỡ các em tạo nên môi trường thân thiện giữa thầy và trò.

Bên cạnh những kết nối ấy tôi rút ngắn khoảng cách ranh giới giữa việc giáo dục nghiêm khắc và quy tắc để môi trường học tập trở nên gần gũi và thân thiện hơn.

                    3. Kết quả đạt được

Qua mười tám năm công tác, tôi tự tìm tòi học hỏi và vận dụng vào thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt với việc phát huy vai trò ban cán sự lớp trong việc xây dựng nền nếp học tập của lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy đây là một trong những đòn bẩy để công tác giáo dục toàn diện thành công, nó có tính khả thi cao, khích lệ được tính tự giác, ý thức tự chủ của học sinh. Ban cán sự lớp mạnh dạn hơn trong lãnh đạo và quản lý lớp, biết lo lắng và chủ động với mọi hoạt động của lớp. Điều hay là các em biết và phát huy được vai trò làm chủ, thậm chí còn tự nhận ra khuyết điểm của mình mỗi khi chưa hoàn thành nhiện vụ hoặc khi có vi phạm thì sửa sai ngay.

Đặc biệt trong năm học 2021 – 2022, lớp tôi đã đạt được kết quả lớp đứng đầu trong mọi hoạt động, nền nếp của trường, của lớp được xếp loại xuất sắc.Chi đội vững mạnh.

Vì thế kết quả của hai năm học có sự chênh lệch, cụ thể như sau:

Trước khi thực hiện biện pháp, kết quả đạt được ở lớp 5 cấp Tiểu học năm 2020 - 2021 như sau:

 

Năm học

Đánh giá về năng lực và

phẩm chất

Đánh giá về học tập

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

HT Tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2020 -2021

(31 HS)

31

100

0

0

0

0

2

6,45

29

93,55

0

0

Sau khi thực hiện biện pháp, kết quả đạtđược đối với lớp 6C năm học 2021 - 2022 như sau:

 

Năm học

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2021 -2022

(31 HS)

31

100

0

0

0

0

0

0

4

12,9

15

48,4

12

38,7

0

0

Kết quả thay đổi rõ rệt sau khi thực hiện biện pháp. Về kết quả rèn luyện đảm bảo 100% học sinh đạt loại tốt. Kết quả học tập có sự thay đổi: Ở lớp 5 chỉ có 2 em hoàn thành tốt và 29 em hoàn thành, sang lớp 6 có 4 em đạt kết quả học tập tốt, 15 em đạt loại khá và 12 em đạt. Như vậy học sinh đạt loại tốt tăng 2 em, loại hoàn thành giảm 2 em, không có em nào loại chưa đạt.

Các phong trào: Tham gia các hoạt độngchào mừng ngày 20/11, 26/3 đạt kết quả cao, cụ thể: Về không gian xanh giải nhì, báo tường giải nhì.

Tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, luôn giúp đỡ nhau và thi đua trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.

Trong học tập: Có 3 em đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp trường.

Hoạt động ngoại khóa: Lớp tôi 100% học sinh tham gia tích cực và đầy đủ các buổi học ngoại khóa do trường tổ chức.

Trên đây là biện pháp của tôi. Tuy đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung thêm để biện pháp của tôi được hoàn thiện tốt hơn.

 

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh
Banner - Thư viện video
Banner - Tài nguyên
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo
Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình
Liên kết website
Footer

 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ: 118 Hùng Vương, phường Ba Đồn, TX Ba Đồn

Email: pgd_badon@quangbinh.edu.vn - Số điện thoại: 0523.512886/DĐ: 0912414522