Banner top
Menu portal
Giới thiệu
Hiển thị thể loại
Banner tin tức - sự kiện
Kế hoạch
Thi đua - Khen thưởng
Tổ chức đoàn thể
Chuyên môn
Công khai thông tin
Banner - Thông tin pháp luật
Banner - Thủ tục hành chính
Hiển thị nội dung bài viết

Giáo dục học sinh theo từng đối tượng

28/03/2023
03:55:00
283

I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP

Trường học là nơi đào tạo,hình thành nhân cách sống, giá trị sống của mỗi con người. Và người trực tiếp làm điều đó không ai khác chính là giáo viên và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.

Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Trong giáo dục, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách sống cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong xu thế phát triển hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Bởi thế, thầy cô giáo chủ nhiệm đã trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em. Điều này đòi hỏi các thầy, cô giáo chủ nhiệm phải trau dồi kinh nghiệm, phải tận tâm với nghề và hơn hết, phải quan tâm sâu sắc tới học sinh của mình. Thầy cô giáo chủ nhiệm cũng phải là bạn thân để nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của các em. Thầy cô đóng vai trò làm chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình các em; giữa các giáo viên bộ môn với lớp và học sinh trong lớp.

Thực tế trong lớp tôi, là lớp đầu cấp thuộc một trường tại trung tâm thị xã nên đa số học sinh đều có tinh thần học tập và rèn luyện tốt, được phụ huynh quan tâm nhắc nhở. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, các em chưa tiếp thu được nội dung bài học, chưa có ý thức trong rèn luyện và phấn đấu, ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện của cá nhân, cũng như ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, dựa trên tình hình thực tế của nhà trường và lớp mình chủ nhiệm, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục học sinh theo từng đối tượng”.

Trong suốt thời gian làm nghề dạy học, tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Hôm nay tôi xintrình bày đề tài này, đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm học 2020-2021, 2021-2022 và 2022-2023. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn.

II. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN BIỆN PHÁP

Giáo dục học sinh cả lớp trở thành những học sinh phát triển toàn diện, đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã hội, trở thành những công dân tốt. Đặc biệt là những em học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, học sinh hạn chế về học lực và hạnh kiểm.

Đảm bảo cho lớp ổn định, trật tự, nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau tu dưỡng và học tập đạt kết quả tốt;xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn lành mạnh để các em có điều kiện học tập tốt nhất phát huy hết năng lực học tập.

Giúp những giáo viên trẻ như tôi có được những kinh nghiệm để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, đưa lớp chủ nhiệm đạt được những thành tích nhất định.

III. NỘI DUNG

Biện pháp“Giáo dục học sinh theo từng đối tượng” gồm 3 bước cụ thể:

+ Bước 1: Điều tra, khảo sát học sinh.

+ Bước 2: Phân loại học sinh.

+ Bước 3: Giáo dục học sinh.

1. Điều tra, khảo sát học sinh.

Tôi điều tra 35 em học sinh của lớp qua những cách sau:

Khảo sát đối tượng học sinh qua phiếu điều tra, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinhvà quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về hoàn cảnh học sinh của lớp mình. Phiếu điều tra gồm những thông tin như hình dưới đây.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khảo sát học sinh qua các tài liệu liên quan: Xem học bạ, giấy khai sinh, nhận xét của giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là tài liệu đáng tin cậy giúp tôi nhận biết và phân loại học sinh.

Khảo sát học sinh qua giáo viên chủ nhiệm cũ, một số phụ huynh và học sinh lớp mình chủ nhiệm giúp tôi hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, tính cách của từng học sinh để dễ dàng hơn trong việc phân loại từng nhóm đối tượng học sinh.

2. Phân loại học sinh

Sau khi tiến hành điều tra và khảo sát học sinh, dựa vào hoàn cảnh, học lực, hạnh kiểm…tôi  phân loại học sinh  theo từng nhóm đối tượng rồiđưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm.

Tôi chia lớp thành 4 nhóm đối tượng.

Nhóm đối tượng 1: Học sinh thuộc gia đình có kinh tế khó khăn là những học sinh thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo hoặc khó khăn về kinh tế không có đủ sách vở và dụng cụ học tập, không có nhiều thời gian học tập do phải phụ giúp ba mẹ.

Nhóm đối tượng 2: Học sinh thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹlà những học sinh có ba mẹ đi làm xahoặc ba mẹ ly hôn hoặc ba mẹ quá bận nên không có đủ thời gian quan tâm, hỗ trợ cho con cái trong học tập và rèn luyện.Dẫn đến những em học sinh này có ý thức học tập và rèn luyện kém, thường xuyên vi phạm các quy định của lớp, của trường, của xã hội như đi học muộn, không ghi chép bài, đi xe không đội mũ bảo hiểm…. Những vi phạm đó lặp đi lặp lại nhiều lần, ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như rèn luyện của cá nhân, cũng như ảnh hưởng đến thi đua của lớp.

Nhóm đối tượng 3: Học sinhcó học lực hạn chếlà những học sinh có học lực từ trung bình trở xuống,năng lực học tập không tốt, bị mất gốc kiến thức từ những lớp dưới nêncảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới. Dẫn đến việc lười nhác trong học tập cũng như rèn luyện, kéo theo đó là những vi phạm như không đi học, không ghi chép bài, không học bài cũ….

Nhóm đối tượng 4: Các học sinh còn lại là những học sinh không thuộc 3 nhóm đối tượng trên.

Bảng phân loại đối tượng của lớp tôi như sau:

 

 

 

STT

Nhóm đối tượng

Họ tên học sinh

 

Hoàn cảnh gia đình

 

Biểu hiện hành vi

 

Học lực

Hạnh kiểm

 

1

 

1

Nguyễn Tiến Đạt.

 

 

 

Gia đình hộ cận nghèo. Cả 2 em sau giờ học thường phải đi làm phụ gia đình nên thời gian học bài của các em ở nhà bị hạn chế, khiến sức học các em bị đuối dần và kết quả học tập không cao. Gia đình khó khăn nên đồng phục trường, dụng cụ học tập và sách vở còn thiếu.

Ít khi học bài cũ, làm bài tập về nhà, không có sách vở và dụng cụ học tập. Hay vi phạm nội quy về đồng phục.Thường xuyên xin phép vắng học và các hoạt động chung của trường, lớp. Thiếu tự tin và không cởi mở với các bạn trong lớp.

Khá

Khá

 

2

 

1

 

Nguyễn Thái Sơn A

Trung bình

 

 

 

 

Khá

 

 

3

 

 

2

 

 

Nguyễn Minh Anh

Ba mẹ làm ăn xa, sống với ông bà đã già nên ít được nhắc nhở đến việc học tập và sinh hoạt hằng ngày. Thiếu sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc nên thái độ hời hợt với mọi việc.

Đi học muộn, hay mang sai đồng phục nhà trường. Không học bài cũ và làm bài tập về nhà. Giáo viên thông tin tình hình của học sinh cho phụ huynh mà ít nhận được phản hồi.

Trung bình

Khá

 

 

4

 

 

2

 

Phạm Tiến

Đạt

Gia đình khá phức tạp, ba mẹ ly hôn, sống cùng mẹ. Mẹ cũng đi làm nhiều nên thời gian dành cho con cái không được nhiều.

Thường xuyên đi học muộn, nhiều hôm không vào được trường lại ra quán Internet.Thái độ thiếu nghiêm túc, khó bảo. Liên tục vi phạm nội quy nhà trường.

Trung bình

Trung bình

 

 

5

 

 

2

 

Nguyễn Thái Sơn B

Nhà có điều kiện kinh tế, do ba mẹ bận đi làm nên ít có thời gian quan tâm đến con. Vì gia đình có điều kiện nên ưng gì được nấy.Thiếu kĩ năng sống nên coi thường kỉ luật của trường, lớp, thiếu tôn trọng người lớn và thầy cô.

Thường xuyên vi phạm nội quy lớp của trường. Bỏ học đi đánh điện tử.

Thái độ thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện, không ghi chép bài trong lớp và vô lễ với giáo viên.

 

Trung bình

Trung bình

 

 

6

 

 

3

 

Nguyễn Quang Sỹ

Gia đình bình thường, phụ huynh khá hợp tác với giáo viên tuy nhiên do năng lực bản thân chưa tốt cùng với ham chơi nên học lực ngày càng yếu kém.

Lấy nhiều lý do để xin nghỉ học  hoặc bỏ học đi chơi. Không chịu học bài, không ghi chép bài vở, điểm thường xuyên các môn đều rất thấp.

Yếu

Trung bình

 

3. Giáo dục học sinh

Với mỗi nhóm đối tượng, tôi đưa ra các biện pháp riêng nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các em về hoàn cảnh, tâm lý, học tập … giúp các em tiến bộ hơn về mọi mặt.

3.1. Nhóm đối tượng 1:Học sinh thuộc gia đình có kinh tế khó khăn.

Báo với nhà trường và ban phụ huynh hỗ trợ các khoản thu nộp cho các em, hỗ trợ các suất học bổng của trường hoặc do các mạnh thường quân tài trợ nhằm giảm đi gánh nặng cho gia đình.

Nuôi heo đất vào dịp Tết để mua bổ sung vở bài tập, dụng cụ học tập, đồng phục cho học sinh còn thiếu, hoặc hỗ trợ gia đình các em trong dịp Tết.

Liên hệ với gia đình và nhắc nhở họ về tầm quan trọng của học tập, sau đó lên lịch học cụ thể để học sinh có thể sắp xếp thời gian học tập, vừa có thời gian học vừa có thời gian giúp đỡ gia đình.

Động viên các em sắp xếp thời gian thường xuyên tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường nhằm tạo mối liên hệ giữa các em và các bạn trong lớp, giúp các em tự tin và hòa đồng hơn.

3.2. Nhóm đối tượng 2: Học sinh thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ.

Sắp xếp thời gian đến thăm gia đình học sinh để hiểu rõ về hoàn cảnh gia đình, tạo được mối quan hệ gần gũi, cảm thông giữa và trò.

Biết lắng nghe các em nói, tìm hiểu tâm tư của các em, tạo cho các em có cảm giác mình được chia sẻ, cảm thông, được giúp đỡ thì các em sẽ tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác phấn đấu hơn. Có những học sinh khi mắc khuyết điểm đã nói với bạn bè rằng: “ Không sợ bị kỷ luật, bị phạt mà chỉ sợ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, sợ làm cô giáo buồn…”.

Kết hợp với ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách và đội cờ đỏ của trường để phát hiện sớm những hành vi vi phạm của các em sớm nhất nhằm đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Dùng phương pháp vừa nghiêm khắc, vừa phải tình cảm, động viên, thậm chí phải dỗ dànhkhi xử lý những sai phạm của các em. Nhẹ nhàng phân tích những ưu, khuyết, đúng sai trong nhận thức của các em, động viên khuyến khích kịp thời với những chuyển biến theo hướng tích cực, dù nhỏ cũng đáng trân trọng và ghi nhận.

Phân chia cho một nhóm bạn cùng tiến (là đối tượng học sinh khá giỏi, vừa năng động, vừa có ý thức)cả nhóm sẽ cùng bảo ban nhau trong nề nếp, học bài, làm bài tập về nhà... và lấy điểm thi đua của cả nhóm.

Ở lớp tôi cùng các giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách cũng dành thời gian quan tâm,nhắc nhở, hướng dẫn thêm cho các em về học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.

Đưa những bài học về đạo đức và các tệ nạn xã hội vào tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục các em biết tác hại của những hành vi vi phạm cũng như tệ nạn xã hội.

3.3. Nhóm đối tượng 3: Học sinh có học lực hạn chế.

Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ.Phân chia chỗ ngồi phù hợp trong lớp, mỗi nhóm sẽ có những em học khá giỏi để kèm cặp và giúp đỡ các bạn học yếu hơn.

Thường xuyên xem và theo dõi sổ điểm của giáo viên bộ môn để xem qua điểm số của các bài kiểm tra thường xuyên cũng như định kì. Với cách làm này tôi sẽ nắm bắt được kết quả học tập của từng em và thông báo về gia đình để gia đình cùng nhà trường có biện pháp giáo dục tích cực.

Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. Luôn động viên, khuyến khích các em khi có tiến bộ, tuyên dương các em trước lớp tạo động lực cho các em phấn đấu.

Tạo cho HS một vị trí, một chỗ đứng, một thành viên quan trọng của lớpnhư: giữ chìa khóa lớp, tham gia diễn kịch, diễn văn nghệ trong các hội thi của nhà trường tổ chức.

3.4. Nhóm đối tượng 4: Các học sinh còn lại.

Đối với nhóm học sinh này, đây là nhóm học sinh khá ngoan và có ý thức học tập cũng như rèn luyện nên tôi theo dõi tình hình chung của các em qua sổ theo dõi của từng tổ, kịp thời phát hiện và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Tôi luôn chủ trương tạo môi trường học tập tích cực, truyền cảm hứng, tạo điều kiện cho các em có năng khiếu có thể phát triển năng khiếu của mình. Tích cực động viên các em tham gia các cuộc thi, hội thi của Đội và nhà trường tổ chức.

Khuyến khích, tuyên dương, nêu gương những bạn học tập, rèn luyện tốt, các gương mặt tiêu biểu có các hành động tốt, các hoạt động tình nguyện đóng góp cho xã hội.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau khi áp dụng các biện pháp trên đây, bản thân tôi cảm thấy tự tin hơn trong công tác chủ nhiệm của mình, chất lượng hoạt động của lớp 6A, sau đó là 7A và bây giờ là 8A ngày càng được nâng lên. Sau đây là kết quả công tác chủ nhiệm qua các năm:

 

- Với cá nhân: các em học sinh trong các nhóm đối tượng 1,2,3 tiến bộ rõ rệt.

 

Họ tên học sinh

Hạnh kiểm

Học lực

Lớp 6

( 2020 – 2021)

Lớp 7

( 2021 – 2022)

Lớp 6

( 2020 – 2021)

Lớp 7

( 2021 – 2022)

Nguyễn Tiến Đạt.

Khá

Tốt

Khá

Giỏi

Nguyễn Thái Sơn A

Khá

Tốt

Trung bình

Khá

Nguyễn Minh Anh

Khá

Tốt

Trung bình

Khá

Phạm Tiến Đạt

Trung bình

Khá

Trung bình

Khá

Nguyễn Thái Sơn B

Trung bình

Khá

Trung bình

Trung bình

Nguyễn Quang Sỹ

Trung bình

Khá

Yếu

Trung bình

- Với tập thể lớp: Hạnh kiểm – học lực sau 1 năm đã có sự tiến bộ rõ rệt.

Lớp

Số

học sinh

Hạnh kiểm

Học lực

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6A

( 2020-2021)

35

25

71,4

7

20

3

8,6

0

0

10

28,5

14

40

10

28,5

1

3

7A

(2021 – 2022)

35

29

82,8

6

17,2

0

0

0

0

14

40

15

42,8

6

17,2

0

0

Nhìn vào bảng thống kê, có thể nhận thấy năm lớp 7hạnh kiểm Trung bình của lớp giảm 8,6%; hạnh kiểm Tốt tăng11,4%. Học lực Giỏi tăng 11,5%, học lực Trung bình giảm 11,3%, không có học lực học lực yếu so với năm lớp 6.

- Tập thể 7A trở thành tập thể lớp Tiên tiến xuất sắc.

- Lớp đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi của trường

+ Giải Nhất văn nghệ chào mừng ngày 20/11

+ Giải Nhất hội thi vũ điệu vui

+ Giải Nhì cuộc thi cắm hoa nhân ngày 20/10.

+ Giải Nhì cuộc thi Nét đẹp đội viên.

+ Giải Ba cuộc thi kể chuyện theo sách.

+ Giải Ba cuộc thi vẽ tranh về “Anh bộ đội cụ Hồ”

- Nhiều học sinh đạt giải trong kì thi HSG các môn cấp thị xã.

Với kết quả này, tôi sẽ tiếp tục duy trì, áp dụng biện pháp này cho năm học này và những năm tiếp theo.                                                   
[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh
Banner - Thư viện video
Banner - Tài nguyên
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo
Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình
Liên kết website
Footer

 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ: 118 Hùng Vương, phường Ba Đồn, TX Ba Đồn

Email: pgd_badon@quangbinh.edu.vn - Số điện thoại: 0523.512886/DĐ: 0912414522